Các trận đánh nổi bật Nguyễn_Văn_Hiếu_(trung_tướng)

Khi giữ chức Tham mưu trưởng Quân đoàn II, Đại tá Hiếu đã điều nghiên và thực hiện các trận Đỗ Xá, Thần Phong 1 và Pleime.

-Trận Đỗ Xá (1964): Điểm nổi bật của trận đánh mang tên Hành quân Quyết Thắng 202 là 5 tháng sau cuộc đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện cuộc hành quân lớn với 6 Tiểu đoàn gồm 3.000 quân vào mật khu Đỗ Xá nhằm phá hủy Bộ Chỉ huy của tướng Nguyễn Đôn, Tư lệnh Quân khu V, tại vùng ngã ba Tỉnh Kontum, Quảng Ngãi và Quảng Tín vào tháng 4 năm 1964.[15]-Chiến dịch Thần Phong 1 (1965): Tháng 7 năm 1965, các Quốc lộ 1, 11, 14, 19 và 21 đều bị Quân Giải phóng miền Nam phong tỏa. Giao thông giữa Cao Nguyên và vùng Duyên hải là đường hàng không. Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã thành công dùng thế dương đông kích tây với bảy đơn vị lớn cấp Trung đoàn giải tỏa các trục lộ này. Mục tiêu của cuộc hành quân này là "ngăn ngừa và chận đứng" trước các cuộc phục kích hơn là can thiệp để triệt hủy và chống lại các ổ phục kích với các lực lượng tiếp cứu."[16]-Trận Pleime (1965): Quân đoàn II phối hợp với Ban 3/MACV Mỹ thực hiện phản công vào chiến dịch Pleime của Bộ tư lệnh Mặt trận B3 bằng cách dụ Trung đoàn 32, 33 và 66 tập trung tại vùng chân rặng núi Chu Prông để chuẩn bị tiến công, dùng B-52 trải thảm bom.[17][18][19]

Khi giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 22, Chuẩn tướng Hiếu điều nghiên và thực hiện trận Đèo Phù Cũ.

-Trận Đèo Phù Cũ (1966): Chiến đoàn trưởng Nhảy Dù, Trung tá Nguyễn Khoa Nam đứng trên sườn núi dùng ống nhòm quan sát trận địa dẫu là người kín đáo, đã ca ngợi: "Đại tá Hiếu điều quân như một "Chỉ huy Thiết giáp" nhà nghề, và lính Sư đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính mình".[20]

Khi giữ chức Tư lệnh phó phụ trách Hành Quân Quân đoàn III, Thiếu tướng Hiếu điều nghiên và thực hiện trận Đức Huệ, trận lớn cuối cùng của QLVNCH.

-Trận Đức Huệ (1974): Trong trận này, chiến thuật Blitzkrieg (chiến trận thần tốc) dựa vào việc bí mật của một hành quân đa diện có tác dụng, giải tỏa được nhiều áp lực của Công trường 5 (ngang cấp Sư đoàn) từ tỉnh lỵ Svay Riêng trong vùng Mỏ Vẹt (thuộc lãnh thổ Campuchia) nhằm vào căn cứ Đức Huệ.[21]